Trang

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Thuoc tri viem gan sieu vi C sẽ được bảo hiểm chi trả?



Thuoc tri viem gan sieu vi C sẽ được bảo hiểm chi trả? vào năm 2012 không?

SGTT.VN - Chi phí dieu tri viem gan c (HCV) khá cao nhưng thuoc tri viem gan c không nằm trong danh mục bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả. Ông Nguyễn Minh Thảo, phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, giải thích:Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn phác đồ điều trị chuẩn về dùng thuốc cho từng loại bệnh. Nếu bị bệnh HCV, người có thẻ BHYT sẽ được thanh toán tiền thuốc theo chuẩn trên, còn những thuốc bác sĩ kê cho bệnh nhân ngoài danh mục của bộ Y tế quy định cho bệnh này thì không được thanh toán.  
Đó là quy định nhưng trên thực tế,  thuoc tri viem gan c theo phác đồ thì không có. Thuốc điều trị HCV hiện nay khá đắt, chủ yếu phải nhập ngoại nhưng lại thay đổi liên tục, trong khi danh mục thuốc được BHYT thanh toán xây dựng vài năm mới thay đổi một lần.

Hiện BHYT có mức chi trả đến hơn 30 triệu đồng, vậy sao bệnh HCV và một số bệnh khác lại không được BHYT quan tâm?

Một lần xây dựng danh mục thuốc có hiệu lực vài năm. Trước khi một loại thuốc được xếp trong danh mục thuốc được BHYT thanh toán, phải được nghiên cứu thử nghiệm và phụ thuộc vào khả năng chi trả của mỗi quốc gia. Mục đích của việc phân danh mục thuốc cho mỗi bệnh viện theo đăng ký là tuỳ vào mô hình bệnh ở mỗi bệnh viện. Do đó, nếu thuốc nào thật sự tốt và đáp ứng nhu cầu điều trị của bệnh nhân, các cơ sở y tế cần có ý kiến để góp ý cho bộ Y tế – cơ quan chủ quản xây dựng chính sách, ban hành danh mục thuốc. Do đó không chỉ thuốc điều trị HCV mà nhiều thuốc khác không được đưa vào. Thuốc nào cũng cần cho điều trị, một lúc không thể làm hết được nên phải làm dần.

HCV không phải là bệnh mới sao người bệnh phải chờ quá lâu và họ phải chờ đến bao giờ mới được thanh toán, thưa ông?

Đúng là bệnh không mới nhưng thuoc tri viem gan c luôn thay đổi theo từng năm. Hiện nay, chi phí cho mỗi người tham gia BHYT là 25 USD/năm. Mức đóng này thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới. Trong khi đó, thuốc sử dụng lại đắt ngang, thậm chí cao hơn các nước khác. Hy vọng trong năm 2012, khi xây dựng danh mục thuốc BHYT chi trả, thuốc điều trị HCV sẽ được đưa vào.

Trả lời của TS Trần Quý Tường về thuoc tri viem gan c thế nào?

TS Trần Quý Tường, vụ phó vụ Điều trị cho biết: bộ Y tế đã có chỉ đạo các bệnh viện thống kê, đề xuất việc điều trị cho bệnh nhân mắc HCV để từ đó có hướng điều trị. HCV là bệnh điều trị lâu dài, chi phí cao nhưng hiện cũng chưa có dự án hỗ trợ từ nước ngoài cho việc điều trị bệnh này.
DS Trương Văn Tuấn, chủ tịch hội Dược học TP.HCM, cho rằng HCV phải được tầm soát phát hiện, chữa trị kịp thời tuân thủ theo phác đồ điều trị. Hiện, thuốc viêm gan siêu vi C tương đồng sinh học ở Việt Nam rất khó làm, nên giá còn khá mắc. Do đó, đối với các bác sĩ và bệnh nhân HVC, khi biết nhà sản xuất thuốc gốc đã nghiên cứu thuốc hiệu quả, chi phí đầu tư lớn, nhưng có giá thành hợp lý thì bệnh nhân vui mừng vô cùng.
GS Phạm Hoàng Phiệt, chủ tịch hội Gan mật TP.HCM đề xuất: “Cơ quan bảo hiểm y tế cần tham gia đồng chi trả với bệnh nhân HCV như bệnh nhân viêm gan B hiện nay, để họ có điều kiện điều trị liên tục. Đồng thời, hội chuyên khoa phải đồng thuận phương pháp khám bệnh, xét nghiệm và điều trị có lợi cho cuộc sống của bệnh nhân. Phải luôn cập nhật kiến thức, giải thích cho bệnh nhân hiểu và tuân thủ quy trình điều trị”.
Thông tin từ bộ Y tế cho biết, từ ngày 1.6 công ty dược Merck Sharp & Dohme (MSD) đã điều chỉnh giảm giá nhập khẩu thuốc peginterferon alfa-2b dùng trong dieu tri viem gan c man tinh tại Việt Nam. Theo đó, giá thuốc giảm được 24%.
Hoàng Nhung

                                    Lệ Hà (thực hiện)
                       Báo điện tử sài gòn tiếp thị media




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét