Trang

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Lo lắng sau khi phá thai

Tâm lý ủ rũ sau phá thai, tôi phải làm sao đây? Tôi đang có một thời gian rất khủng hoảng, tôi không biết phải làm thế nào để vượt qua quãng thời gian này nên lên đây để mong tìm được sự đồng cảm, chia sẻ và vơi bớt suy nghĩ.

Chuyện của tôi xảy ra cách đây 3 tháng. Đó là lần đầu tiên trong đời sau 26 năm sinh ra và lớn lên, tôi biết đến cảm giác của một ca phá thai đúng nghĩa. 3 tháng đã trôi qua nhưng nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần đều đang ám ảnh lấy cuộc sống của tôi, khiến tôi không thể thanh thản.

Tôi quen anh trong một lần sinh nhật bạn, anh cao ráo, khôi ngô và có công việc ổn định ở TPHCM. Thời gian đầu tìm hiểu, anh luôn tỏ ra là người lịch thiệp, biết quan tâm, lo lắng nên tôi đã phải lòng anh sau đó không lâu. Chúng tôi kết hôn sau 1 năm tìm hiểu, nhưng không giống như những gì gia đình anh mong đợi, dù đã rất cố gắng mà vợ chồng tôi vẫn không thể sinh con. Nhiều lần vì mâu thuẫn mà chồng đánh đập tôi, tôi nhún nhường, tôi chịu đựng, thậm chí nếu có ai hỏi tại sao mặt mày tôi sưng tím thì tôi cũng chỉ biết nói dối rằng bị ngã xe hay va đập đâu đó.




Nhưng may mắn cuối cùng cũng mỉm cười, tôi bị trễ kinh( bình thường chu kỳ kinh của tôi rất đều 35 ngày). Tôi không dám chắc rằng mình có thai nên đã đi siêu âm, bác sỹ thông báo tôi đã có thai được 7 tuần. Tôi vui sướng và khấp khởi định làm điều bất ngờ với chồng và gia đình chồng. Nhưng thật không ngờ, vừa về đến nhà, anh lôi tôi vào phòng chửi đánh thậm tệ, mãi rồi tôi mới biết, hóa ra anh đi nhậu về, bị bạn bè kích bác kém cỏi, anh thấy nhục nhã nên nhìn thấy tôi anh như nhìn thấy cái gai trong mắt, vớ được là đánh, là đấm.

Không kịp định hình, máu chảy dưới vùng kín, bụng đau dữ dội, tôi nói trong yếu ớt kêu anh đưa đi viện nhưng anh đã gạt ngoài tai, không nghe tôi nói và bỏ ra ngoài. Mãi cho đến khi em chồng về nhà, thấy tôi nằm trên vũng máu mới vội vàng đưa vào bệnh viện. Bác sỹ thông báo tôi đã bị hỏng thai, cần bỏ thai ra ngoài gấp nếu không sẽ nhiễm trùng máu, nguy hiểm tính mạng. Lúc này cả anh và gia đình anh mới biết chuyện, tất cả đều bất ngờ, hối hả thúc giục bác sỹ cứu chữa nhưng mọi thứ đã quá muộn màng.

Đau đớn khi nghe những thứ kim loại đang “hành hạ” mình mà tôi thấy quặn thắt, tôi đã không giữ được con, không thể bảo vệ con. Suốt những ngày tháng sau đó, tôi như biến thành một con người khác, tôi không màng tới ăn uống, ngủ nghỉ, lúc nào cũng khóc lóc, mệt mỏi. Đã có lúc tôi nghĩ mình nên tìm tới cái chết để giải thoát nhưng nghĩ rồi lại thương bố mẹ mà kìm lòng.

Cũng từ sau đợt phá thai, tôi về nhà mẹ đẻ ở hẳn, người nhà anh cũng chẳng đoái hoài tới tôi lấy 1 lần. Tâm lý tôi rơi vào khủng hoảng, stress nặng. Tôi cảm thấy sợ đàn ông, sợ làm vợ, sợ làm mẹ dù rằng trước đây tôi đã từng nghĩ đến những khoảng khắc hạnh phúc khi được làm mẹ mà cố gắng. Tôi không biết nên làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này. Kể cả khi bạn bè luôn bên cạnh động viên, quan tâm thì tôi vẫn thấy cô đơn và sợ hãi tất cả. Tôi nên làm thế nào đây?

Đây là câu chuyện của chị H( 26 tuổi, giáo viên mầm non tại TPHCM), một trong rất nhiều trường hợp bị ám ảnh về tâm lý sau phá thai. Trường hợp này cho thấy phá thai đôi khi không đơn thuần chỉ là sự chịu đựng về thể xác mà trong thâm tâm chị em phụ nữ, việc làm này đầy tội lỗi, sai lầm, khó thoát ra để sống cuộc sống bình thường được.
Khi nhắc đến phá thai, người ta thường bày tỏ thái độ bất bình, căm giận mà không hề nghĩ rằng có rất nhiều trường hợp, vì “bất đắc dĩ” mà họ phải phá thai. Tâm lý của chị em sau khi phá thai thường là tâm lý đau đớn trong tư tưởng và cảm xúc, cảm giác tội lỗi, giận dữ với đối tượng gây ra thai ngoài ý muốn cho bản thân (chủ yếu là do bị lạm dụng tình dục), đau buồn (vì lý do sức khỏe nên buộc phải bỏ thai), sốc... Hoặc là cảm giác đau buồn và mất mát, đôi khi là tự vấn và đấu tranh với chính bản thân.
Cho nên, để không còn tâm lý ủ rũ sau phá thai thì người phụ nữ cần nhận được những động viên, an ủi, cũng như cần được tư vấn và giúp đỡ của những người thân xung quanh.

Cách đơn giản nhất là hãy để họ bộc lộ những trải nghiệm đau đớn, không nên kìm nén, bởi càng như vậy thì nỗi đau có thể theo họ trong suốt thời gian dài. Bên cạnh đó thì những người thân, bạn bè hãy quan tâm chia sẻ với họ để giúp họ cởi mở hơn trong cuộc sống, thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Chị em sau phá thai cũng có thể tham gia các diễn đàn dành cho những người cùng cảnh ngộ, hoặc có thể trao đổi nói chuyện với các chuyên gia tư vấn tâm lý…


Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Những triệu chứng điển hình như tiểu dắt, tiểu buốt cảm giác khi nào cũng buồn tiểu, đái rát thì chúng ta nên nghĩ ngay đấy là bệnh viêm đường tiết niệu. khi bị bệnh thì ai cũng mang tâm lý nhất là khi chúng cứ liên tục lặp đi lặp lại?Khi bị bệnh ai cũng có tâm lý lo sợ liệu rằng bệnh có dễ chữa trị không và nguyên nhân bị bệnh là vì sao?


Viem duong tiet nieu là một bẹnh không gây truyền nhiễm những bệnh rất dễ phát ở cả nam và nữ. Những do cơ cấu của chị em phụ nữ phức tap hơn nên tỷ lệ nữa giới mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Được biết bệnh chủ yếu lây qua con đường vệ sinh cũng như tình dục không an toàn, một phần nữa do thời tiết thay đổi bất thường và bệnh đã lây lan qua đường hậu môn sau đấy vào đường niệu đạo gây viêm nhiễm. Trong đó phải kể đến loại vi khuẩn phổ biến đó là E.coli, Proteus, Enterobacter, S. sprophyticus, N. gonorrheae, C. trachomatis,…


Hay như thói quen sử dụng băng vệ sinh khi đến chu kỳ kinh nguyệt, sinh sản cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Các bác sỹ khuyên rằng, chị em nên thay băng vệ sinh 4 giờ/ lần. Với những chị em sau sinh nên tìm sự tư vấn từ bác sỹ để phòng tránh những bệnh viêm nhiễm phụ khoa thông thường.

Ngoài ra, các bác sĩ khuyên chúng ta nên uống nhiều nước, nhiều trường hợp bệnh cũng do uống quá ít nước cơ thể mất nước cũng như nhiều môi trường phức tạp khác nhau một số người đã nhịn tiểu quá nhiều điều này ảnh hưởng rất xấu cho hệ bài tiết.

Để nhanh chóng chấm dứt bệnh, ngoài sự kiên trì chữa theo phác đồ của bác sỹ, người bệnh phải lưu ý về chế độ sinh hoạt hàng ngày. Vệ sinh đúng cách, uống nhiều nước mỗi ngày và tránh thói quen nhịn tiểu là những biện pháp an toàn trong sinh hoạt để phòng tránh bệnh.