Trang

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Sẽ có vaccine điều trị HIV, viêm gan B và C bằng chính máu người

Sẽ có vaccine điều trị HIV, viêm gan B và C bằng chính máu người

Bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng kinh niên như HIV, viêm gan Bviêm gan C thường phải trải qua một thời gian dài điều trị bằng thuốc chống virus để ức chế virus.


Tuy nhiên, thuốc kháng virus không có hiệu quả tuyệt đối để có thể chống lại một số chủng virus gây ra những căn bệnh đó.

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Thuốc trị gan nhiễm mỡ bằng cỏ nhọ nồi

Thuốc trị gan nhiễm mỡ bằng cỏ nhọ nồi

Bệnh gan nhiễm mỡ là bệnh rất nguy hiểm cho sức khỏe con người, nếu ta ko chữa trị kịp thời có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người.

Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay...
Thuốc trị gan nhiễm mỡ bằng cỏ nhọ nồi

Thuốc trị gan nhiễm mỡ bằng cỏ nhọ nồi

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Dùng nấm Linh Chi làm thuốc trị viêm gan c

Dùng nấm Linh Chi làm thuốc trị viêm gan c

Gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể. Có rất nhiều chức năng sinh lý quan trọng: chuyển hóa đường, duy trì đường huyết ổn định và điều tiết mức đường huyết. Chuyển hóa Protein. Chuyển hóa chất béo. Giải độc cho cơ thể. Có chức năng bảo vệ cho cơ thể bằng tế bào Kuffer. Sản sinh và bài tiết dịch mật. Chuyển hóa các vitamin tan trong dầu. Chuyển hóa chất sắt để giúp tạo hồng cầu. Tổng hợp các nhân tố đông máu . . .Gan có thể bị viêm do virus gây viêm gan (A, B, C, D. . . ) tấn công tế bào gan làm tổn hại gan. Bệnh gan là một loại bệnh khó trị, khi bệnh gna tiến triển thì quá trình tổng hợp, trao đổi chất trở nên xấu đi; có thể người beenjg trở nên suy yếu, đó là lý do làm cái chết đến nhanh hơn.
Dùng nấm Linh Chi làm thuốc trị viêm gan c

Tình hình nhiễm viêm gan c, b hiện nay

Thống kê của WHO, toàn thế giới có 350 triệu người viêm gan siêu vi B mãn tính, trong đó mỗi năm có 250 ngàn người mất vì bệnh này. Châu Á là nơi có tỉ lệ mắc bệnh cao. Tỉ lệ người Việt Nam bị nhiễm virus viêm gan B (HBV) hiện nay là 18 – 24%. Việt Nam được xếp vào những nước có tỉ lệ nhiễm HBV cao trên thế giới. Tuy nhiên khi nhiễm virus viêm gan B, không phải ai cũng trở thành người bệnh. Điều này tùy thuộc khả năng tự bảo vệ của từng người. Có nhiều người sống chung với HBV cả đời nhưng không hề bị viêm gan. Trong số những người bị nhiễm HBV sẽ có 10-15% sẽ diễn tiến thành viêm gan mãn tính. Trong đó có 25% trở thành xơ gan, trong những người xơ gan sẽ có 80% trường hợp tiến triển thành ung thư gan. Tổng cộng khoảng 2% ở những người bị HBV. Diễn tiến này kéo dài trong khoảng từ 20-30 năm, vì vậy thường gặp ở những người 40-50 tuổi. Viêm gan siêu vi B mãn tính dễ dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Với tần suất 27/10.000 dân như vậy mỗi năm Việt Nam có khoảng 22.000 trường hợp ung thư gan mới có trong đó 89% là do siêu vi B. Tiến triển xấu của viêm gan siêu vi B mãn tính phụ thuộc nhiều vào số lượng siêu vi: Lượng siêu vi càng nhiều thì nguy cơ phát triển đến xơ gan và ung thư gan càng lớn. Ung thư gan thường là sau khi bị xơ gan do rượu (thường gặp ở Châu Âu) và xơ gan do HBV hoặc HCV.

Tác dụng của Nấm Linh chi được xem là có hiệu quả đối với gan chủ yếu là do có chứa polysaccharide và các triterpen.


Đối với người bệnh gan nhất là ở giai đoạn cuối, rất đau đớn. Linh chi làm giảm đau và góp phần trị đau nhức, chiết xuất Linh chi thông thường được thử trên chuột lang cho thấy có tác dụng trị đau rõ rệt. Vào thập niên 1970, chẳng hạn, chiết xuất đậm đặc của Linh chi có tính chất giảm đau trên chuột dù dùng đường uống hay đường tiêm. Nếu dùng Linh chi thì triệu chứng có thuyên giảm, việc giảm đau này là do germanium có trong linh chi. Germanium có tác dụng đến chất endorphin là chất do cơ thể tiết ra, giống như morphin, làm giảm đau, dễ chịu nhưng endorphin rất dễ bị phân giải, chính genmanium ngăn chận sự phân giải endorphin, kéo dài cảm giác dễ chịu, giảm đau.

Tác dụng của nấm linh chi đỏ giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh gan:

Tác dụng của nấm Linh chi còn kích thích tiết Interferon, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, có tác dụng chống virus rất mạnh và tác dụng trực tiếp đến tế bào gan bị tổn hại, ngăn chận sự phát triển của bệnh gan. Hiện nay rượu là nguyên nhân hàng đầu làm hoạt động của gan suy giảm. Các chức năng giải độc, bài tiết, trao đổi chất của gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sự tiêu hủy mỡ cũng không đầy đủ làm gan bị nhiễm mỡ và lâu dài làm gan bị xơ, khó đảm nhận chức năng giải độc cho cơ thể và đây là thời kỳ cuối sau viêm gan và gan nhiễm mỡ. Linh chi có hai tác dụng:

Tiêu viêm, làm viêm gan thuyên giảm.
Chất triterpen có trong Linh chi làm phục hồi các hoạt động của tế bào gan.
Đặc biệt, tác dụng của nấm Linh chi giúp nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể, nâng cao khả năng phân biệt, sát thương và nuốt chửng virus viêm gan của tế bào miễn dịch (tế bào NK, tế bào T, tế bào B, . . .) nâng cao khả năng tái sinh của tế bào gan, xúc tiến phục hồi tổ chức gan bị tổn thương, phục hồi và nâng cao chức năng gan. Do vậy Linh chi điều trị các bệnh viêm gan rất tốt, nhất là viêm qan cấp. Bệnh viện nhân dân tỉnh Hồ Nam dùng nước Linh chi thêm đường điều trị 50 ca bệnh viêm gan cấp và mãn tính, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 20-40ml (mỗi ml có 0,2g Linh chi) dùng liên tục 60 ngày, kết quả:6 ca lành, 19 ca đỡ nhiều (triệu chứng hết, gan nhỏ lại, chức năng gan gần như bình thường), 27 ca có chuyển biến tốt (triệu chứng giảm nhẹ) số ca điều trị có hiệu quả chiếm tỷ lệ 98%.

Tác dụng của nấm linh chi đỏ giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể

Dr David Chu làm việc tại viện Y học Thượng Hải và đại học Calgary (Canada) bình luận việc sử dụng Linh chi trong lâm sàng của ông:”Những nghiên cứu cho thấy Linh chi có tác dụng mạnh trên tuổi thọ của bạch cầu. Làm tăng bạch cầu, trợ giúp trong việc làm giảm cảm cúm, nó làm tăng bạch cầu, trợ giúp trong việc làm giảm cảm cúm và đặc biệt hữu ích trong các trường hợp ung thư vì các liệu pháp hóa học và chiếu xạ làm giảm đáng kể bạch cầu. Tác dụng của nấm Linh chi rất tốt cho chức năng gan đặc biệt về sự giải độc ngắn ngừa và bảo vệ tế bào gan. Linh chi làm giảm sự tồn tại các tế bào gan. Linh chi làm giảm sự tổn hại các tế bào gan gây ra bởi các phực hợp kháng nguyên – kháng thể siêu vi . . .”
Theo : Linh chi huyền diệu


Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

THUỐC MỚI VICTRELIS (BOCEPREVIR) TRỊ VIÊM GAN SIÊU VI C MẠN TÍNH

THUỐC MỚI VICTRELIS (BOCEPREVIR)  TRỊ VIÊM GAN SIÊU VI C MẠN TÍNH

Ngày 13 tháng 5 năm 2011 cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt Victrelis (Boceprevir) cho điều trị viêm gan siêu vi c mạn tính. Victrelis là một chất ức chế men protease, hoạt động của nó là gắn với virus và ngăn ngừa sự nhân lên của virus. Victrelis là thuốc kháng virus trực tiếp chống virus viêm gan C đầu tiên được FDA phê duyệt.

Victrelis kết hợp với peginterferon alfa và ribavirin để điều trị cho những bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn tính :

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Các loại thuốc dùng chung có thể chữa viêm gan C

Các loại thuốc dùng chung có thể chữa viêm gan C

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, ít nhất cũng có 150 triệu người trên thế giới bị bệnh viêm gan mạn tính gọi là Viem gan C. Bệnh này có đủ mọi mức độ từ nhẹ tới gây tử vong. Thông tín viên VOA Carol Pearson tường thuật rằng trong lúc không có loại vắc-xin nào để ngăn ngừa nó, các nhà khảo cứu đã tìm thấy một kết hợp các thuốc có thể chữa lành được các ca bệnh khó khăn.
Các loại thuốc dùng chung có thể chữa viêm gan C

Các nhà khảo cứu lâu nay vẫn tìm cách để chữa lành hay ngăn ngừa viêm gan C, một bệnh hay lây và có thể gây ra chứng suy gan, ung thư gan gây tử vong.

Bác sĩ Anthony Fauci thuộc Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ nói về bệnh viêm gan c đó như sau:


Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Một số loại thảo dược uống tốt cho người bệnh gan

Một số loại thảo dược uống tốt cho người bệnh gan

Từ xa xưa, người dân nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng atisô, trần bì để trị bệnh viêm gan, vàng da, lậu, sỏi mật, cảm cúm…
Trong thời đại ngày nay, áp lực công việc, chế độ ăn không hợp lý cùng với việc lạm dụng bia, rượu thường xuyên… khiến tỉ lệ người mắc các bệnh gan, mật tăng cao. Việc sử dụng một số loại thảo dược nguồn gốc tự nhiên, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc sẽ góp phần tăng sức bền cho lá gan.
Một số loại thảo dược uống tốt cho người bệnh gan

Atisô giải độc cơ thể, chữa bệnh viêm gan hiện quả

Atisô có tên khoa học là Cynara scolymus L. Đây là loại cây thấp, cao khoảng 1-2 m, thân và lá có lông trắng như bông. Lá mọc so le, phiến khía sâu, có gai. Cụm hoa hình đầu, màu tím nhạt.

Atisô tính mát, vị đắng nhạt, hương thơm dịu; có tác dụng nhuận gan, lợi mật, giúp phục hồi nhu mô gan. Atisô thường được dùng để giải độc cho cơ thể, nhất là những người hút thuốc, uống rượu, bia nhiều, làm việc trong môi trường ô nhiễm, người bị tăng mỡ máu…

Ngoài ra, trong đông y, atisô còn kết hợp với nhiều vị thuốc chữa bệnh viêm gan mãn tính, xơ gan cổ trướng. Thảo dược này còn rất hiệu quả trong chữa thân nhiệt nóng, da mặt nổi mụn nhọt, bọc mủ, mẩn ngứa.

Chó đẻ răng cưa chữa viêm gan, giải độc gan khá tốt

Chó đẻ răng cưa có tên khoa học là Phyllantus urinaria L., họ thầu dầu Euphorbiaceae. Dân gian gọi là cây chó đẻ vì chó mẹ sau khi đẻ thường đi ăn cây này. Cây còn có tên gọi khác là diệp hạ châu (do có các hạt tròn nằm dưới lá), trân châu thảo, diệp hạ châu đắng, diệp hòe thái, lão nha châu…
Một số loại thảo dược uống tốt cho người bệnh gan
Chó đẻ răng cưa là một loài cây thảo, sống hằng năm, có màu xanh. Thân nhẵn, mọc thẳng đứng, mang cành nhỏ, cao khoảng 30-50 cm, có khi tới 80 cm. Lá mọc so le, lưỡng hệ, trông như lá kép. Phiến lá thuôn, dài 5-15 mm, rộng 2-5 mm, đầu nhọn hay hơi tù, mép nguyên, không cuống hoặc cuống rất ngắn, mặt dưới màu xanh lơ. Chó đẻ răng cưa mọc hoang ở nhiều vùng của nước ta. Hiện nay, người dân đã trồng trên diện tích lớn để làm nguyên liệu sản xuất thuốc trị viêm gan.

Theo các nghiên cứu gần đây, cây chó đẻ chứa một số enzyme và hoạt chất có tác dụng chữa viêm gan như phyllanthine, hypophyllanthine, alkaloids và flavonoids. Vì vậy, từ xưa người dân nhiều nước trên thế giới đã sử dụng cây chó đẻ trong điều trị bệnh viêm gan, vàng da, lậu, lở loét, sỏi mật, cảm cúm, thống phong…

Cách sử dụng đơn giản nhất là dùng cây chó đẻ răng cưa phơi khô, sao vàng rồi đun lấy nước uống hằng ngày. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều trong ngày.

Nhân trần thanh nhiệt giúp giải độc gan, hạ nóng gan, nóng trong người hiệu quả

Nhân trần là thức uống phổ biến vào mùa hè nóng nực của nhiều người. Uống nước nhân trần không bị sôi bụng, lạnh bụng, không sợ mất ngủ lại rẻ tiền, dễ kiếm và không gây độc.
Một số loại thảo dược uống tốt cho người bệnh gan

Nhân trần Nam còn gọi là hoắc hương núi, họ hoa mõm chó, có tên Latin là Adenosma cacruleum. Khi khô, cây màu nâu sẫm, mùi thơm hắc; khác với nhân trần Bắc họ cúc màu xám hơi vàng, mùi thơm nhẹ. Vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, tiêu viêm, chống ngứa.

Theo y học cổ truyền, nhân trần có vị đắng và cay, có thể thanh nhiệt, lợi thấp, hành khí, lợi tiểu, ra mồ hôi. Nước nhân trần có tác dụng tăng bài tiết mật, chống viêm, nhất là với các bệnh về gan và mật. Cũng như cây chó đẻ răng cưa, không nên sử dụng quá 1 lít nhân trần mỗi ngày.

Với quý ông uống nhiều rượu, bia có thể sắc nhân trần 20 g, hạt muồng sao 10 g, cam thảo sống 2 g, rau má khô 10 g để uống hằng ngày. Bài thuốc này sẽ góp phần giảm tác hại của rượu, bia đến lá gan.

Uống dưới 1 lít atisô mỗi ngày

Atisô được sử dụng bằng cách đun hoa đã phơi khô với nước rồi uống hằng ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng loại atisô túi lọc làm sẵn hoặc cao atisô pha vào một cốc nước sôi, uống 3 – 4 túi (cốc) mỗi ngày.

Tuy nhiên, cần lưu ý không nên sử dụng nước atisô nhiều hơn 1 lít mỗi ngày vì khi sử dụng nhiều sẽ tăng khả năng co bóp túi mật, tống mật xuống tá tràng nhiều hơn và đôi khi làm tăng co bóp cả hệ thống tiêu hóa, gây trướng bụng đầy hơi.



Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Đã có thuốc mới trong điều trị bệnh viêm gan B

Đã có thuốc mới trong điều bệnh trị viêm gan B

Lần đầu tiên tại VN, Tenofovir đã được các nhà khoa học bào chế thành công với tên biệt dược là Topflovir, Topflovir có hiệu quả cao trong dieu tri benh viem gan b.
Để điều trị viêm gan B, chúng ta thường sử dụng các thuốc có cấu trúc tương tự nucleotide/nucleosid. Tuy nhiên, hiệu quả của việc dùng thuốc này thường không được lâu dài do xuất hiện vi rút kháng thuốc. Do kháng chéo, người bệnh kháng với một hoặc một số thuốc nhóm này có thể không phát huy được tối đa tác dụng từ thuốc cùng nhóm.
Bảng 1: Biểu đồ thể hiện sự phát triển kháng thuốc chống vi rút

Đã có thuốc mới trong điều bệnh trị viêm gan B
ảnh minh họa

Đề phòng kháng thuốc trong chữa bệnh viêm gan b

Để đề phòng kháng thuốc, cần cân bằng giữa lợi ích tiềm tàng của liệu pháp chống vi rút với nguy cơ tiềm tàng của sự kháng thuốc. Cần tránh các đơn trị liệu tiếp theo với các thuốc cùng mẫu kháng chéo để tránh tạo thành các đột biến đa kháng (Ví dụ: dùng entecavir cho những bệnh nhân đã kháng lamivudin).

Để giảm nguy cơ kháng thuốc, bệnh nhân thường được ưu tiên khởi đầu liệu pháp bằng những thuốc có ba-ri-e di truyền với sự kháng thuốc cao và/ hoặc hiệu lực cao. Người bệnh cần được kiểm tra nồng độ ADN viêm gan b huyết thanh 3 tháng một lần sau khi bắt đầu trị liệu và nếu đáp ứng kém, cần chuyển sang thuốc điều trị vi rút đường uống khác.

Kiểm soát kháng thuốc trong quá trính điều trị bệnh viêm gan b

Kế hoạch “điều trị giải cứu” các bệnh nhân bùng phát siêu vi dễ dàng được thực hiện nhờ các xét nghiệm kháng thuốc sẵn có. Trên cơ sở Cẩm nang điều trị Hoa Kỳ và Hướng dẫn của Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD - 2007), nguyên tắc chung là thêm thuốc thứ 2 không kháng chéo với thuốc ban đầu (chẳng hạn, thêm 1 thuốc nucleotid khi phát hiện kháng với một thuốc nucleosid và ngược lại).

Để củng cố nguyên tắc thêm thuốc thứ 2 không kháng chéo với thuốc ban đầu, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc kết hợp thuốc đối với thay thuốc trong liệu pháp adefovir ở bệnh nhân kháng lamivudin, viêm gan B mãn tính, HbeAg âm tính.

Ở nghiên cứu này, các bệnh nhân kháng lamivudin có bùng phát siêu vi khi dùng lamivudin lâu dài đã thay thế sang đơn trị liệu adefovir hoặc thêm adefovir. Kết quả: Bệnh nhân với liệu pháp kết hợp vẫn nhạy cảm với thuốc chống vi rút, trong khi 3 trong số 14 người với liệu pháp thay thế đã phát triển các đột biến có dấu hiệu kháng adefovir.

Liệu pháp kết hợp

Đối với viêm gan B, dường như đơn trị liệu không cung cấp một ba-ri-e đủ cao để chống lại sư phát triển kháng thuốc. Do đó, bất kể phạm vi kháng thuốc, đơn trị liệu với bất cứ nucleosid/nucleotid nào cũng có thể thúc đẩy sự kháng thuốc. Cũng có khả năng kháng lại một thuốc có thể dẫn đến kháng những thuốc tiếp theo do sự tương đồng của các đột biến (kháng chéo). Ở bệnh nhân nhiễm HIV, điều trị kết hợp để tránh kháng thuốc đang rất hiệu quả. Vì vậy, chế độ kết hợp thuốc có thể cung cấp chiến lược tương tự để nâng ba-ri-e di truyền với kháng thuốc trong điều trị viêm gan B mạn.

Vài nghiên cứu nhỏ cho rằng, sử dụng liệu pháp kết hợp ngay từ đầu có thể hiệu quả trong phòng chống kháng thuốc. Thật vậy, một thử nghiệm lâm sàng gần đây được tiến hành trên 145 bệnh nhân viêm gan B mạn kháng lamivudin được điều trị đồng thời với adefovir trung bình 42 tháng đã cho thấy bệnh nhân dường như không phát triển kháng thuốc genotyp với adefovir và ngăn chặn lâu dài bùng phát siêu vi và lâm sàng. Các điều tra bổ sung đã giúp sáng tỏ vai trò kết hợp thuốc với ba-ri-e di truyền cao trong đề phòng kháng thuốc.

Kết quả từ vài thử nghiệm lâm sàng đề xuất tăng hiệu lực điều trị bằng cách sử dụng kết hợp các thuốc tương tự nucleotid/nucleosid. Sử dụng kết hợp Pegylated interferon alfa-2a với các thuốc đường uống cũng có thể giảm nguy cơ kháng thuốc (chẳng hạn, làm chậm quá trình kháng thuốc đường uống).

Vì vậy, việc kết hợp 2 nucleosid/nucleotid hiệu lực với sự kháng thuốc khác nhau có thể giữ hy vọng trong điều trị cho bệnh nhân viêm gan B mạn. Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh hiệu quả của phương pháp này. Tuy nhiên,sự vắng mặt rõ ràng của kháng thuốc trong suốt quá trình điều trị kéo dài với tenofovir ở các bệnh nhân đã/chưa từng điều trị với nucleosid/nucleotid cũng có thể gợi ý rằng liệu pháp kết hợp không phải là luôn cần thiết. (Theo Chakradhar M. Reddy, MD, Paul Martin, MD, FACP: Understanding Resistance in Hepatitis B -- Clinical Implications-Expert Column, May 29, 2008).

Vừa qua, lần đầu tiên tại VN, Tenofovir đã được các nhà khoa học bào chế thành công với tên biệt dược là Topflovir, thuốc do Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 1 sản xuất, được phân phối bởi công ty TNHH Dược phẩm Hiền Vĩ và Công ty Dược phẩm Minh Hiền.

Topflovir không chỉ có hiệu quả cao để điều trị những bệnh nhân viêm gan B mãn đã/chưa từng điều trị với nucleotid/nucleosid trong thời gian ngắn mà nó còn chứng tỏ hiệu quả cao và khả năng dung nạp tốt trên những bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B xơ gan còn/mất bù đa kháng (thời gian điều trị thành công là 8 tháng).

Độ an toàn và dung nạp giữa nhóm dùng Topflovir và adefovir là tương đương, riêng độ an toàn trên thận của Topflovir được miêu tả là “tuyệt vời”, không bệnh nhân nào dùng Topflovir thông báo tăng nồng độ creatinin lên đến 0,5mg/dl hoặc có độ thanh thải dưới 50ml/phút.

Hỏi bác sỹ chuyên khoa Truyền Nhiễm hoặc Tiêu Hoá/Gan Mật của bạn để được tư vấn điều trị bệnh viêm gan B mãn tính với Topflovir.

Xem thêm : chữa viêm gan b - bệnh viêm gan b - bệnh viêm gan siêu vi b - triệu chứng viêm gan b

Hoàng Thị Thùy Hương, Thạc sỹ Dược khoa

Theo : hoitbyt.vn

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Thuốc và cách dùng thuốc trị viêm gan c

Thuốc và cách dùng thuốc trị viêm gan c

Trước khi dùng thuốc, cần thăm khám các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm:
-Sinh thiết gan được xem là “tiêu chuẩn vàng” để xác định mức độ bệnh và quyết định việc dùng thuốc nhưng tâm lý chung của người bệnh là không muốn làm.

-Chỉ số enzym ALT và chỉ số bilirubin tăng cao khi bị viêm gan C nhưng cũng tăng cao do các bệnh viêm gan khác nên không có tính đặc trưng.
-Test nhanh với que thử virus viêm gan.
-Ở những tuyến y tế có điều kiện kỹ thuật cao còn xác định kháng thể chống virus viêm gan C hoặc định lượng ARN của virus viêm gan C.
-Nếu nghi ngờ bị mắc bệnh do virus viêm gan C nên chấp nhận làm mọi xét nghiệm để xác định và tiên lượng bệnh được chính xác.

Phác đồ điều trị hiện nay gồm có hai thuốc: interferon và ribavirin.

Interferon: Kháng virus (ức chế quá trình nhân đôi virus) tác động vào hệ miễn dịch (tăng kích thước tế bào miễn dịch và đại thực bào). Không dùng đường uống (vì thuốc bị thủy phân trong ống tiêu hóa). Chỉ dùng tiêm bắp, có loại chỉ dùng tiêm tĩnh mạch (vì bị hủy trong bắp thịt).
Ribavirin: Là những thuốc ức chế sự tổng hợp acid nucleic của virus chung được dùng trong nhiều bệnh do nhiễm virus như bị nhiễm herpes simplex (gây bệnh ngoài da, niêm mạc), herpex zoster (gây bệnh zona), nhiễm virus gây bệnh đường hô hấp (cúm…) và được chọn dùng trong viêm gan do virus viêm gan C. Thường dùng với liều 800-1.200mg/ngày. Hai thuốc này phải dùng kết hợp. Dùng riêng lẻ không có hiệu quả.

Thuốc có một số tác dụng phụ: interferon có thể gây dị ứng, giả cúm (mệt, sốt, ớn lạnh), các triệu chứng thần kinh (chóng mặt, choáng váng, trầm cảm, lú lẫn, kích động…); làm thay đổi công thức máu và làm một số chỉ số enzym (SOGT, phosphatase kiềm LDH và bilirubin) nhưng rất hiếm khi gây viêm gan. Người có bệnh tim nặng, suy tủy nặng, có tiền sử động kinh hoặc tổn thương chức năng thần kinh không được dùng. Ribavirin gây độc cho người suy thận, thiếu máu, có thai, không được dùng cho các đối tượng này. Ngoài các chống chỉ định nói trên hầu hết người bệnh ít xảy ra tác dụng phụ, nếu có cũng chịu đựng được, nhưng khi dùng cần theo dõi cẩn thận.

Nhìn vào cơ chế thì các thuốc trên hầu như chưa có tính đặc hiệu song thực tế cho hiệu quả cao, có thể chữa khỏi viêm gan C cho phần lớn người bệnh (có tài liệu nói 60%, có tài liệu nói 70%), hiện được coi là chọn lựa hàng đầu, là phác đồ bắt buộc. Trong điều trị viêm gan C, chỉ khi nào loại trừ được virus viem gan C ra khỏi cơ thể thì mới có thể chặn đứng được diễn tiến xấu của bệnh và ngăn ngừa được xơ gan, ung thư gan, thậm chí giảm được mức độ xơ hóa gan của người bệnh xơ gan sớm. Người bệnh khi đã điều trị không tự ý dừng thuốc.

Hai loại thuốc trên đều đắt tiền, cần dùng trong thời gian dài nên phải có sự chuẩn bị về kinh tế và kiên nhẫn.

Có một số tài liệu nói về các thảo dược chữa bệnh viêm gan C nhưng chưa có bằng chứng về hiệu quả, mức độ tin cậy chưa cao, chỉ có giá trị tham khảo, phải nghiên cứu thêm. Một số người khi bị viêm gan C còn dùng PMC với biệt dược nissel hay omitan (Hàn Quốc); DDB với biệt dược fortec (Hàn Quốc), bedipa (Việt Nam). Chúng là các chất tổng hợp, tương tự như schisandrin C, phân lập từ ngũ vị tử bắc (schisandra sinensis schisandraceae). Đây là những thuốc tăng cường chức năng gan, giúp cho việc giải độc, thải độc, tái tạo tế bào gan do đó bảo vệ được gan, chứ không phải là thuốc kháng virus viêm gan C và chỉ dùng trong thời điểm nhất định. Khi chẩn đoán đúng là bị viêm gan do virus viêm gan C, nhất là trong trường hợp nghiêm trọng thì phải dùng các thuốc theo phác đồ nói trên.
Hằng năm có tới 3% dân số thế giới mắc bệnh và 170 triệu người mang virus viêm gan C. Ở Việt Nam, số người mang virus viêm gan C không có triệu chứng là 10%. Đường lây truyền chủ yếu là tiếp xúc với máu của người bệnh, nhưng cũng có khoảng 50% người mang virus viêm gan C không xác định được bị lây nhiễm theo đường nào.

Xem thêm : chữa bệnh viêm gan b - viêm gan b mãn tính - chữa viêm gan b - virus viêm gan b